Cá khô đạt chuẩn cần được phơi dưới nắng to, thịt cá săn mềm và khô vừa đủ, không quá cứng. Bên cạnh đó, người chế biến nguyên liệu này cũng cần biết cách phơi cá khô để chúng không bị ẩm mốc hay mối mọt xâm nhập vào. Vậy bạn cần phơi như thế nào?
Tìm hiểu cách phơi cá khô không bị ẩm mốc
Cách phơi cá khô nhanh khô bạn đã biết chưa?
Cá khô là món ăn dân dã, không thể thiếu trong bữa cơm hàng ngày của các gia đình. Nhất là khi vào mùa cá, ngư dân đánh bắt được sản lượng lớn, họ thường chế biến thành khô cá để bảo quản, sử dụng được lâu hơn. Tuy nhiên, để thưởng thức hết vị ngon của món ăn này, bạn cần phải biết cách phơi cá khô đúng chuẩn.
Sau khi trải qua công đoạn sơ chế sạch ruột, lóc xương và ướp muối hoặc tẩm ướp gia vị vừa miệng. Cá tươi sẽ được đem đi phơi như sau:
Sắp xếp cá lên dụng cụ phơi phù hợp
Bạn không thể bỏ cá trong nồi rồi đem đi phới ngay mà cần sắp xếp từng lát cá ra lưới nhựa, giàn hoặc dụng cụ phơi chuyên dụng. Mỗi con cá xếp cách nhau 0.5 cm, không nên để quá san sát hay chồng lên nhau. Đảm bảo con nào cũng được phơi đều các mặt.
Phơi cá đúng thời điểm nắng to
Nên chọn những ngày nắng to, nhiều nắng và có gió để phơi cá. Bạn không thể phơi khi trời mưa hay thời tiết ẩm ướt, dễ làm cá bị ẩm mốc, mềm nhũn.
Cá sau khi xếp lên dụng cụ, bạn đem phơi dưới nắng từ 9h sáng – 3h chiều. Sau đó, lật mặt dưới lên tiếp tục phơi thêm 2 – 3 ngày cho tới khi cá khô, thịt săn lại là đạt chuẩn.
Tùy vào loại cá dày hay mỏng thịt mà bắt buộc phơi 4 – 5 ngày nắng. Sau khi phơi xong, cá có màu vàng nhạt tự nhiên, mùi tanh đặc trưng và sờ vào bề mặt cá không bị dính tay.
Phơi cá khi có nắng to
Phơi cá ở nơi thoáng mát, sạch sẽ
Để cá không bị bám bụi bẩn hay côn trùng bu vào, bạn nên phơi ở nơi có nắng nhưng vẫn đảm bảo sạch sẽ, không có nguồn nước ẩm thấp. Để hạn chế ruồi bu, bạn hãy thử cắt vài lát ớt phủ lên bề mặt cá trước khi phơi.
Những lưu ý khi phơi cá khô tại nhà
Luôn sử dụng cá tươi để phơi thay vì cá ươn. Một số người thường tiếc cá ươn rồi đem đi làm cá khô, điều này làm cho cá vừa không ngon vừa có mùi tanh khó chịu. Do đó, bạn nên chọn cá tươi ngon, sơ chế sạch rồi mới chế biến thành cá khô.
Luôn chọn cá tươi để phơi khô
Không nên sử dụng dụng cụ phơi cá làm từ chất liệu kim loại hay sắt. Bởi vì chúng dễ bị ghỉ sét, ngấm vào cá làm ảnh hưởng tới chất lượng cũng như có hại cho sức khỏe khi ăn. Tốt nhất nên dùng giản bằng gỗ, tre hoặc rổ giá được rửa thật sạch.
Sau mỗi lần phơi cá khô, bạn đem vào trong nhà để hôm sau mang ra phơi tiếp. Tại nơi phơi cá, bạn cần lau chùi, vệ sinh sạch sẽ để không thu hút ruồi muỗi tụ tập.
Quan trọng nhất, giá phơi cá khô nên để cách mặt đất khoảng 0.5 – 1m. Không nên để giá sát đất vừa bụi bẩn vừa khiến cá lâu khô hơn.
Cá sau khi phơi đủ khô, bạn cần bảo quản kỹ càng. Cất trữ cá trong hủ thủy tinh hoặc bao ni lông bịt kín, trữ ở nơi thoáng mát để giữ được độ giòn, giúp cá tươi ngon lâu hơn.
Với hướng dẫn cách phơi cá khô đơn giản như trên, bạn không cần phải sử dụng máy sấy mà vẫn có ngay cá khô chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm.