Công Thức Nấu Ăn

Cách nấu cháo ăn dặm ngon cho bé theo tháng tuổi

166
Bổ sung đủ dưỡng chất cho bé 

Các lưu ý khi khi nấu cháo cho bé

Không lạm dụng nước hầm xương

Nhiều mẹ nghĩ nước hầm xương có nhiều canxi và dưỡng chất, vậy là chỉ nấu cháo cùng nước hầm xương cho bé ăn là nghĩ là đủ. Tuy nhiên đạm chỉ có nhiều trong phần thịt chứ không phải là nước hầm xương. Vậy nên các mẹ hãy cho con ăn đầy đủ phần xác thịt để có đủ dưỡng chất.

Không nên nấu cháo ăn dăm một lần cho cả ngày

Vì công viêc bận rộn nên nhiều mẹ thường nấu nhiều cháo hơn để bé ăn được cả ngày. Tuy nhiên nếu cháo để lâu sẽ khiến cho lượng dinh dưỡng bị hao hụt đi đáng kể, tình trạng kéo dài sẽ khiến bé chán ăn. Nếu vẫn muốn tiết kiệm thời gian, các mẹ nên nấu trước một nồi cháo trắng, khi cho con ăn, mẹ lấy một phần cháo đó nấu cùng rau hoặc thịt là được.

Sử dụng nguyên liệu thực phẩm tươi

Hệ tiêu hoá của bé rất non yếu không thể chống đỡ được những tác động gây hại từ thực phẩm không an toàn: như chât hoá học… Các mẹ nên chọn những loại thực phẩm tại các cửa hàng thực phẩm hữu cơ, có nguồn gốc rõ ràng.

Cho dầu ăn vào cháo ăn dặm

Dầu ăn cung cấp năng lượng cho bé, giúp hình thành các mô mỡ có chức năng điều hoà thân nhiệt, cung cấp chất béo giúp tăng cường hấp thu các chất dinh dưỡng trong cơ thể. Vì thế các mẹ nên cho 1 – 2 thìa dầu ăn giành cho trẻ vào thời điểm cháo đã nấu xong còn nóng để giữ được dưỡng chất.

Các nguyên liệu, món ăn theo từng giai đoạn

Nấu cháo dinh dưỡng cho bé 6 tháng tuổi

Thời điểm 6 tháng tuổi sữa mẹ vẫn là thực phẩm chiếm hơn 3/4 lượng thức ăn mỗi ngày, phần còn lại các bé sẽ được bổ sung thêm dưỡng chất dinh dưỡng từ thức ăn dặm.

Lượng thứ ăn dặm chỉ 1 bữa mỗi ngày, cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi phải được nghiền nhuyễn. Cho bé tập làm quen với ăn dặm nên ăn từ bột ngọt tới mặn

Hệ tiêu hoá của bé còn non nớn nên cần cho bé làm quen dần từ cháo loãng rồi đặc dần. Từ ăn ít rồi nhiều dần, ban đầu có thể chỉ cần bắt đầu bằng 1 – 2 thìa bột loãng như nước cơm rồi tăng dần lên.

Nguyên liệu nấu cháo dinh dưỡng cho bé 6 tháng tuổi: 

– Rau: các mẹ có thể sự dụng nhưng loại rau thông dụng như : cà rốt, bí đỏ, rau chân vịt, hạt sen, bơ, cải bó xôi, ngô … Hấp hoặc luộc chín tuỳ theo loại rau, sau khi chín nghiền mịn hoặc xay nhuyễn

Cháo loãng đối với các bé 6 tháng tuổi để bé làm quen dầnCháo loãng đối với các bé 6 tháng tuổi để bé làm quen dần

– Cháo trắng nấu với tỉ lệ 1:10 ( 1 gạo – 10 nước) sau đó rây qua lưới cho mịn dùng khoảng 2 thìa cà phê cháo. Hoặc dùng sữa mẹ/ sữa công thức ( 60ml).

Trộn cháo hoặc sữa với phần rau đã nghiền nhuyễn là có thể sử dụng cho bé được rồi

Nấu cháo dinh dưỡng cho bé 7 tháng tuổi

Bắt đầu từ tháng thứ 7 trở đi, các mẹ có thể bổ sung vào thực đơn ăn dặm của bé chất đạm, với các loại thịt lơn, xương, trứng, đậu phụ, cá trắng… Bổ sung thêm vitamin, chất sơ và khoáng chất từ các loại hạt, hoặc rau xanh.

Từ 7 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé ăn dặm ngày 2 bữa, thêm với uống sữa mẹ, kết hợp thay đổi ăn ngọt và mặn để kích thích bé ăn. Thời gian ăn dặm nên kết thúc trong khoảng 30 phút dù bé đã ăn hết hay chưa.

Bé 7 tháng tuổi có thể ăn ngày 2 bữaBé 7 tháng tuổi có thể ăn ngày 2 bữa

Nguyên liệu nấu cháo dinh dưỡng cho bé 7 tháng tuổi: 

Thịt: thịt bò, tôm, sườn non, thịt lợn, cá quả… Thịt hấp hoặc luộc chín tuỳ loại

Rau: cà rốt, ngô, đậu Hà Lan, nấm rơm, rau ngót, đậu cô ve, súp lơ xanh, rau chân vịt.. làm chín và xay hoặc nghiền nhuyễn.

Nấu cháo cho bé 8 tháng tuổi 

Bé 8 tháng tuổi các mẹ có thể cho con ăn mỗi ngày 2 hoặc 3 bữa cháo ăn dặm. Cháo lúc này có độ đặc hơn trước, hoặc có thể ăn thô ở dạng sệt, mềm. Bạn có thể bổ sung thêm nước hoa quả, trai cây nghiền, sữa chua, váng sữa, phomai..

Cháo cần đáp ứng đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cho béCháo cần đáp ứng đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cho bé

Thực đơn ăn của bé giờ cần được đáp ứng đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng

– Chất đạm: thịt/ tôm/ cá/ trứng: 50-60g

– Tình bột: gạo/ bột gạo: 50-60g

– Chất xơ,vitamin, khoáng chất: rau xanh

– Chất béo: dầu ăn cho bé : 15g

Thức ăn vẫn cần được xay hoặc nghiền nhỏ, mịn để phù hợp với lứa tuổi của bé

Nấu cháo cho bé 9 đến 12 tháng tuổi

Từ 9 đến 12 tháng tuổi là giai đoạn mọc răng của bé, mẹ nên cho bé làm quen dần với việc nhai. Thay vì ăn cháo dạng lỏng như trước, bé cần ăn dặm với thức ăn dạng cháo đặc, và không cần rây qua lười.

Cho bé tập nhai với một số bánh tập ăn hoặc trái cây cắt nhỏ

Bổ sung đủ dưỡng chất cho bé Bổ sung đủ dưỡng chất cho bé 

Thời điểm này bé đã ngồi vững, cần đưa bé vào qui củ trong ăn uống. Cho bé ngồi ăn ở ghế thay vì cho ăn rong. Để bé tập trung và tập cho bé tự ăn phần của mình

  • Tinh bột: gạo, bột mì, bún, nui, phở…
  • Đạm: thịt lợn, thịt cá, trứng, thịt gà, thịt bò, hải sản, đậu hủ
  • Chất béo: bơ thực vật, dầu ăn, mỡ cá/thịt…
  • Vitamin và khoáng chất: các loại rau xanh, củ, quả, trái cây tươi… Đây là nhóm thức ăn không thể thiếu để giúp bé bổ sung vitamin cũng như hỗ trợ tiêu hóa tốt nhất. Ở độ tuổi này, hầu hết các bé đã có thể ăn được các loại rau xanh.

Ngoài việc bổ sung thức ăn dặm, mẹ vẫn phải đảm bảo cho bé bú đủ sữa, từ 500-700ml mỗi ngày.

0 ( 0 bình chọn )

Nhà hàng Lã Vọng

https://nhahanglavong.com
Nhà Hàng Lã Vọng từ lâu đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu của thực khách thủ đô. Mỗi nhà hàng có diện tích lớn, thực đơn phong phú gồm các món ăn Âu - Á, Việt Nam....

Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm