Trà gạo lứt không chỉ thơm ngon mà còn mang lại nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Thưởng thức ly trà gạo lứt mỗi ngày giúp bạn ăn ngon, ngủ ngon mà còn đẹp da, giảm cân hiệu quả. Để tận hưởng những lợi ích mà chúng mang lại, bạn hãy áp dụng cách nấu trà gạo lứt đơn giản, dễ làm sau đây.
Tham khảo cách nấu trà gạo lứt đơn giản, dễ làm tại nhà
Các nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu trà gạo lứt tại nhà
Ngoài nấu gạo lứt thành cơm, cháo bồi bổ sức khỏe, bạn hãy chế biến nguyên liệu nàu thành món trà thơm ngon để thưởng thức mỗi ngày. Các nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu trà gồm:
- 200g gạo lứt đỏ Xuân Hồng loại tươi ngon, đảm bảo chất lượng
- 50g lá trà xanh tươi ngon
- Dụng cụ chế biến: Chảo, rây lược, ly thủy tinh, đũa,…
Hướng dẫn cách nấu trà gạo lứt ngon chuẩn vị
Sau khi chuẩn bị gạo lứt tươi sạch, bạn bắt tay vào chế biến trà gạo lứt ngon chuẩn vị theo công thức sau đây:
Bước 1: Sơ chế gạo lứt
Gạo lứt bạn đổ ra rổ hoặc rây cỡ lớn, nhặt bỏ hạt gạo xấu, chỉ giữ lại hạt tươi ngon. Cho gạo vào chậu, vò sạch rồi đổ ra khay inox, phơi nắng khoảng 1 ngày để gạo khô ráo.
Gạo lứt vo sạch bụi bẩn, đem phơi nắng cho khô
Bước 2: Tiến hành rang gạo lứt
Sau khi phơi gạo khô ráo, bạn cho gạo vào chảo rang nóng trong khoảng 5 phút. Chú ý đảo đều tay và rang trên lửa vừa để gạo chín đều, không bị cháy khét. Khi thấy gạo chuyển sang màu hơi ngả vàng, dậy mùi thơm nồng thì tắt bếp.
Rang gạo lứt chuyển sang màu ngả vàng là được
Bước 3: Hãm trà gạo lứt
Bạn múc 1 muỗng canh gạo lứt và vài nắm lá trà xanh đã sơ chế sạch vào cốc hoặc dụng cụ pha trà có rây lọc. Chêm 300ml nước nóng, đậy nắp rồi hãm trong khoảng 10 phút để trà ngấm vị.
Sau đó, vớt bỏ bã trà, thưởng thức ly trà gạo lứt nóng hôi hổi, phảng phất mùi thơm hấp dẫn, không chỉ ngon mà còn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, thanh lọc cơ thể vào những ngày nóng bức.
Hãm gạo lứt với lá trà xanh để thu được nước cốt trà thơm ngon
Bảo quản gạo lứt đúng cách, không lo bị nấm mốc
Để thưởng thức hương vị hấp dẫn của trà gạo lứt lâu ngày, bạn cần phải biết cách bảo quản gạo đúng cách, không lo mối mọt hay ẩm mốc.
Mỗi lần cần hãm trà, bạn chỉ cần lấy một lượng gạo lứt vừa đủ dùng trong ngày đem đi rang vàng đều. Sau đó hãm với nước nóng cùng lá trà xanh rồi thưởng thức ngay. Phần gạo còn thừa bạn cho vào hũ thủy tinh đậy kín nắp.
Có thể bảo quản gạo lứt bằng cách rắc một ít muối hoặc cho vài tép tỏi vào trong hũ gạo để giữ gạo được lâu hơn. Ngoài ra, bạn nên tránh để gạo tiếp xúc với nước ẩm khiến gạo nhanh hỏng, bị ẩm mốc nên không sử dụng được nữa.
Ngoài hãm với lá trà xanh, bạn hãy thử pha chế trà gạo lứt với mật ong, bí đao, đậu đỏ,…để tăng thêm hương vị hấp dẫn cho thức uống hàng ngày thêm lạ miệng, thay đổi khẩu vị cho các thành viên trong gia đình không bị ngán.
Lưu ý: Gạo lứt có dấu hiệu ẩm mốc, hỏng hóc dù gạo có màu sắc tươi ngon thì bạn nên bỏ luôn phần gạo còn lại. Tuyệt đối không dùng lại gạo bị hư để hãm trà, để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe khi dùng hàng ngày.
Qua bài viết chia sẻ cách nấu trà gạo lứt vừa đơn giản vừa tiện dụng, không tốn quá nhiều công sức. Hy vọng giúp bạn biết thêm công thức nấu trà thơm ngon và bổ dưỡng.