Cách nấu giò heo bắc thảo được tham khảo theo bí quyết truyền thống hơn 50 năm của người Hoa tại Cà Mau sẽ giúp bạn có một món ăn với hương vị rất riêng.
Mặc dù món ăn đòi hỏi khá công phu từ công thức, thời gian nấu, nguyên liệu,… Tuy nhiên lợi ích sức khỏe cùng độ nổi tiếng của giò heo bắc thảo xứng đáng để bạn bắt tay thực hiện.
Riêng đất mũi Cà Mau, bất kỳ hiệu thuốc Bắc nào cũng có thể kê ngay cho bạn các loại dược thảo cần dùng.
Nguyên liệu nấu giò heo bắc thảo
- 1 chiếc chân giò heo : 1,5 kg
- 1 gói thuốc bắc
- Tỏi nguyên củ: 100g
- Hành khô
- Gia vị: Đường, Hạt tiêu, Muối, mật ong, nước dừa,…
- Dụng cụ: nồi áp suất
Cách nấu giò heo bắc thảo ngon bổ
Bước 1: Ướp chân giò
Chân giò cạo lông, hơ lửa bỏ móng đi, đem đi rửa sạch.
Cho vào nồi luộc sơ qua cho ra đĩa, đem rửa qua nước sạch.
Đem chân giò sạch ướp chung với đường, hạt tiêu, muối.
Để chân giò ướp khoảng 2- 3 tiếng để cho chân giò ngấm thật đều.
Thuốc bắc rửa sạch, để ráo.
Giò heo tiềm thuốc bắc quan trọng ở ướp giò heo (nguồn: internet)
Bước 2: Chiên giò heo bắc thảo
Cho chảo lên bếp thêm dầu ăn vào cho hành khô phi dậy mùi thơm.
Tiếp tục cho chân giò đã ướp ngấm gia vị lên chiên vàng.
Khi chân giò có màu vàng thì để ra dĩa cho ráo dầu.
Bước 3: Nấu thuốc bắc cho giò heo bắc thảo
Cách làm giò heo tiềm là cho rải thuốc bắc xuống đáy nồi áp suất.Thêm 4 chén nước vào nồi, nấu tới khi nước thuốc bắc ra có màu nâu đỏ.
Bước 4: Hầm Giò heo bắc thảo
Cho chân giò đã chiên vàng vào trong nồi áp suất có nước thuốc bắc.
Hầm thuốc bắc và chân giò khoảng 1-2 giờ đến khi thuốc bắc ngấm vào chân giò.
Nêm gia vị cho vừa miệng. Vậy là bạn đã thành công món giò heo bắc thảo nóng hổi, thơm mùi thảo mộc.
Giò heo hầm thuốc bắc thành công sẽ gây ấn tượng bỏi vị ngon ngọt trong từng thớ thịt; không quá nhừ cũng chẳng đặc ngậy mùi thuốc Bắc. Phần nước hầm ngọt béo lại thơm vị thảo mộc, vừa dễ ăn vừa đảm bảo dưỡng chất.
Nên sử dụng dược thảo thuốc bắc để tạo vị đặc trưng nguyên thủy của món giò heo bắc thảo (nguồn: internet)
Công dụng của nấu giò heo bắc thảo đối với sức khỏe
Bệnh nhân hoặc người mới khỏi bệnh: giò heo bắc thảo giúp mau phục hồi sức khỏe.
Với người mới phẫu thuật: món giò heo bắc thảo giúp bồi bổ khí huyết.
Giúp cho bệnh nhân mau chóng lấy lại sức khỏe, gia tăng sức đề kháng cho cơ thể .
Phụ nữ sau sinh: dùng giò heo bắc thảo nuôi dưỡng nguồn sữa mẹ được dồi dào.
Đối với trẻ nhỏ: món ăn giúp bé ngủ sâu hơn và bổ sung chất dinh dưỡng để phát triển.
Chân giò thấm vị dược thảo là đặc trưng của món giò heo bắc thảo (ảnh: internet)
Bí quyết cách nấu giò heo bắc thảo
Cách làm giò heo hầm thuốc bắc theo bí quyết gia truyền 50 năm nức tiếng của người Hoa ở Cà Mau:
Giò heo: từ 1 ký 6 trở lên, có da có thịt, thì nấu ra mới ngon hơn; dưới 1 ký 5 vẫn còn nhỏ khi nấu sẽ bị rút da, rút thịt.
Cách hầm chân giò: tốt hơn là ướp chân giò từ 2 – 4 tiếng đồng hồ. Khi nấu thi thoảng trở giò để chín đều.
Tỏi: để nguyên củ, tươi; khi nấu canh tỏi vừa chín rồi vớt ra để riêng, không để nhừ.
Bí quyết cách nấu món chân giò tiệm thuốc bắc theo người Hoa là tỏi tươi
Lửa: hầm bằng lửa bếp than thì ngon hơn, lửa cần duy trì đều.
Dược thảo: kỷ tử, thục địa, táo tàu, hoài sơn, nhãn nhục…Thay vì kết hợp rau củ quả thông thường, nếu bạn thật sự muốn hương vị đậm chất Trung hoa.
Rượu: thêm rượu mai quế lộ – rượu gia vị phổ biến cho các món ăn gia truyền của người Hoa.
Nước ninh giò: có thể dùng nước dừa vì sẽ tạo mùi ngọt dịu nhẹ khó quên.
Một bí quyết khác truyền rằng: hãy thêm mật ong để vị ngọt vừa thanh vừa đậm chất dân dã.
Trình bày: đặt một chiếc giò heo đã hầm chín mềm vào tô lớn; phía trên là tỏi nguyên củ, nấm hương, hoài sơn đã nấu nhuốm màu nâu sẫm của thuốc Bắc. Xung quanh là rau muống xanh, càng non càng ngon.